6.9.20

Phản Ứng Của Thị Trường Khi Có Tin Bất Ngờ Xảy Ra


Trong giao dịch tài chính, chứng khoán rất hay xảy ra những tin bất ngờ, trong trường hợp như vậy chúng ta sẽ xử lý ra sao? Thông thường, giá sẽ xáo động một chút rồi lại tiếp tục tăng hoặc giảm theo xu hướng củ.



Chúng ta thường nghĩ, theo logic thông thường khi có tin tốt thì giá chứng khoán sẽ tăng và ngược lại khi có tin xấu thì giá chứng khoán sẽ giảm. Nhưng thực tế là chúng ta thường thấy những tin như “Mặc dù báo cáo lợi nhuận tăng trưởng 10% vào ngày hôm nay nhưng giá cổ phiếu công ty ABC lại giảm 3%”…đây là ví dụ điển hình cách mà thị trường chứng khoán phản ứng với các tin tức xảy ra.


Phản ứng khó hiểu của thị trường chứng khoán có thể là do những người tham gia thị trường đã tìm hiểu và biết trước kết quả lợi nhuận trước khi thông tin được tung ra và khi có tin họ sẽ hiện thực hoá lợi nhuận cho số cổ phiếu đã mua vào trước đó. Thông thường khi cổ phiếu có tin tốt nó sẽ tăng lên tới một điểm cao nào đó rồi đi xuống với giá đóng cửa thấp hơn điểm cao đó, nhưng cũng có những ngoại lệ, đó là giá cổ phiếu vẫn đóng cửa ở mức cao trong ngày, có nghĩa là cổ phiếu này có sức mạnh nội tại cao và có thể tiếp tục tăng.


Vào ngày xảy ra cuộc đảo chính tháng 8 năm 1991 chống lại Tổng thống Gorbachev ở Liên Xô cũ, giá vàng tăng từ 4 đô la lên 6 đô la vào buổi sáng nhưng đóng cửa cuối ngày tại New York chỉ cao hơn có 50 xu so với giá của nó vào đầu ngày. 


Thời điểm này là hai ngày trước khi cuộc đảo chính sụp đổ, vì vậy vẫn còn nhiều điều khiến thị trường phải lo lắng. Nhưng vẫn có một số ít người quan sát có thể đoán được rằng cuộc nổi dậy sẽ sớm kết thúc. đồng thời giá vàng cũng vừa vượt mức quá bán (oversold) vào thời điểm đó. Ngoài ra mặc dù có nhiều tin xấu nhưng lực cầu vẫn không tăng, và giá vàng có xu hướng giảm nhẹ, đây yếu tố giúp một số người nhanh nhạy bán ra chốt lời.


Tin đã phổ biến thì ít có gía trị


Trong thị trường tài chính, khi tin tức đã phổ biến đến nhiều người biết thì thường không còn ảnh hưởng bao nhiêu đến giá. Những người tham gia thị trường tài chính thường rất nhanh nhạy và biết được những chuyện chưa xảy ra.


Khởi đầu có thể chỉ là một vài người nhạy với chu kỳ của thị trường, họ sẽ bán ra hoặc mua vào mặc dù chưa có tin gì. Những người này cũng biết cách đo tâm lý những thành viên khác tham gia thị trường khi có sự kiện xảy ra. Như một cục tuyết lăn, nhiều người sẽ dần nhận ra điều bất thường đến khi tin tức được công bố. Thông thường, giá cũng sẽ biến động theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo tin tức sắp ra.


Đối với những tin bất ngờ không ai dự đoán được.


Những tin tức bất ngờ xảy ra như thiên tai, ám sát, khủng bố…ít ai kiếm được lợi nhuận từ đó mà chỉ kiếm được lợi nhuận sau đó nhờ dự đoán phản ứng của giá với từng sự kiện cụ thể.

-Khi một tin tốt xảy ra mà chứng khoán không tăng giá: Đây là một dấu hiệu xấu và giá chứng khoán có thể giảm tiếp. Ngược lại khi tin xấu xảy ra mà chứng khoán không giảm bao nhiêu thì có thể là một dấu hiệu tốt để chứng khoán bắt đầu tăng giá.

-Thông thường giá chứng khoán sẽ đi theo xu hướng đã diễn ra trước khi có tin xảy ra, nếu chứng khoán đang tăng và có tin xấu, nó chỉ giảm 1 hoặc 3 ngày rồi tăng trở lại. Ngược lại nếu chứng khoán đang giảm và có tin tốt thì nó chỉ tăng 1 hoặc 2 ngày rồi giảm tiếp trở lại


Trích từ Investment Psychology Explained tại HoaXanh.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.