Mục tiêu của bất kỳ nhà giao dịch hàng hoá nào là dự đoán biến động giá hàng hoá. Phương pháp phân tích dự đoán có thể là Phân Tích Cơ Bản hoặc Phân Tích Kỹ Thuật hoặc cả hai.
Phân tích kỹ thuật dựa trên dữ liệu thị trường về giá, khối lượng, mô hình đồ thị của giá để dự đoán xu hướng sắp tới.
Phân tích cơ bản dựa trên điều kiện thị trường, đặc biệt là về lượng Cung/Cầu để cảm nhận xu hướng tăng giá hoặc giảm giá hàng hoá.
Cung: Là tổng sản lượng hàng hoá bao gồm sản lượng năm nay và tồn kho từ sản lượng các năm trước. Ví dụ lượng cung lúa mì bao gồm sản lượng lúa mì vụ này và tồn kho từ các vụ mùa trước.
Đứng trên quan điểm của người nông dân trồng lúa mì, Cung đại diện cho sản lượng họ sẳn sàng bán với nhiều mức giá khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Khi giá bán còn cao hơn chi phí thì người nông dân vẫn tiếp tục sản xuất ra lúa mì. Khi đó, tổng cung lúa mì là tổng đóng góp của mỗi nông dân vào thị trường. Đối với một nhà kinh tế, cung được đại diện bằng đồ thị bằng một mức giá tăng — hoặc đường đường dốc lên.
Biểu đồ cho thấy mối liên hệ giữa lượng cung với giá hàng hoá. Biểu đồ này cho thấy khi giá tăng cao sẽ khuyến khích sản xuất làm tăng lượng cung.
Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cung, nhưng ảnh hưởng của nó thường không chuyển từ vụ này sang năm sau. Công nghệ cũng có tác động lâu dài; công nghệ thành công làm giảm chi phí sản xuất và làm tăng sản lượng.
Một số yếu tố đầu vào như phân bón và năng lượng, có khi thêm vào hoặc bớt đi, khi những chi phí này tăng lên, người nông dân phải điều chỉnh lợi nhuận biên ( tỷ suất lợi nhuận )của họ theo điều kiện thị trường hiện tại.
Khi đường cung tăng lên, giá cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn cho người nông dân. lợi nhuận đó giúp cung cấp vốn cần thiết để tăng sản lượng hơn nữa, điều này cuối cùng làm tăng lượng cung. Tuy nhiên, việc tăng giá không thể duy trì, trừ khi điều này trừ khi có lượng cầu mới. Chỉ có thể tăng giá nếu người mua chấp nhận chi trả với mức giá đó. Khi giá giảm thấp hơn là một tín hiệu sản xuất thừa.
Cầu: Là tổng sản lượng hàng hoá được tiêu thụ với mức giá xác định, khi cầu tăng có nghĩa là nhu cầu về hàng hoá tăng lên ở mức giá nào đó. Cầu là một hàm số biểu diễn nhu cầu tiêu dùng, thể hiện sức mua ở nhiều mức giá khác nhau.
Đồ thị Cầu biểu thị sản lượng tương ứng với mức giá là đồ thị dốc xuống, khi giá tăng thì cầu giảm và ngược lại.
Giống như cung, cầu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Trong trường hợp lúa mì, nhu cầu đối với các sản phẩm cuối cùng như bánh mì, bánh ngọt, và keo có ảnh hưởng đặc biệt. Giá cao hơn nên sản xuất cho lợi nhuận cao, tạo động lực và cung cấp vốn cho việc mở rộng sản xuất. Tất nhiên, phải có một lý do để mở rộng sản xuất cho những mặt hàng đó khi người tiêu dùng thực sự muốn.
Khi người tiêu dùng không sẵn sàng — hoặc thiếu khả năng — mua với giá hiện tại, nông dân có thể hạ giá. Điều này cuối cùng dẫn đến lợi nhuận giảm hoặc hua lỗ. Dẫn đến giảm sản xuất và sản lượng lúa mì có thể suy giảm.
Cung- Cầu Cân Bằng
Khi người mua và người bán đồng ý một mức giá xác định thì đây là điểm cân bằng giữa lượng cung và cầu. Đây cũng là điểm giao giữa hai đường cung và cầu.
Nếu bạn có đủ khả năng để đọc các báo cáo sản xuất hoặc dữ liệu về mức tiêu thụ, phân tích cơ bản có thể cung cấp quan điểm mà bạn không thể có được chỉ từ việc nhìn vào biểu đồ giá.
Phân tích kỹ thuật cho cài nhìn toàn cảnh về thị trường, chuyện gì đang xảy ra chứ không biết nguyên nhân tại sao.
Phân tích cơ bản có thể giải thích nền tảng của thị trường và tạo chiều sâu cho phân tích kỹ thuật. Trạng thái nghỉ khi thị trường đang tăng có thể báo hiệu tình trạng mua quá mức hoặc có thể là do một tin tức làm thay đổi xu hướng tăng giá. Thật khó cho một nhà phân tích kỹ thuật để biết tình trạng nào tồn tại.
Nếu bạn biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường, bạn có nhiều khả năng phân biệt được liệu xu hướng đi ngan hiện tại có là cơ hội để gia nhập thị trường hay trị trường sắp đảo chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.