21.10.20

Cơ Bản Về Giao Dịch Phái Sinh Future Trading

 Phái sinh là một sản phẩm tài chính nói chung mà giá của nó biến động dựa trên giá của sản phẩm mà nó đại diện đang được giao dịch thực tế ngoài thị trường. Sản phẩm tài chính có thể là chỉ số Index, Ngoại tệ Forex hoặc hàng hoá các loại Commodities (Agricultural, Soft, Metal, Energy...)

Sản phẩm tài chính phái sinh được giao dịch trên các sàn giao dịch chuyên biệt, được chuẩn hoá theo lô (Lot) với các đặc tính được quy định trước.




VD: 

Cà phê Robusta đang được trao đổi trên thị trường giao ngay với mức giá 1200 USD/ Tấn, thì sản phẩm tài chính phái sinh Cà phê Robusta đang được giao dịch trên sàn hàng hoá với đơn vị 1 Lot là 5 Tấn, với các thời gian giao hàng khác nhau và loại cà phê này cũng có những đặc tính được quy định trước. Giá cà phê phái sinh trên sàn hàng hoá thường có biến động tương quan 1:1 với giá trao đổi thực tế ngoài thị trường nhưng cũng có lúc khác đi.

Tại sao phải có sản phẩm tài chính phái sinh?

Tại vì lúc nào cũng tồn tại hai chủ thể tham gia thị trường, đó là nhà đầu cơ (Speculators) và nhà quản lý rủi ro (Hedger). Nhà đầu cơ muốn kiếm lợi nhuận từ việc dự đoán giá hàng hoá trong tương lai còn nhà quản lý rủi ro muốn tránh rủi ro do biến động giá hàng hoá trong tương lai và bảo đảm lợi nhuận cho việc kinh doanh của mình.

Về Quản Lý Rủi Ro Có Hai Hình Thức Là Long Hedge và Short Hedge

Nhà sản xuất hoặc ông ty thương mại lúc nào cũng muốn ổn định giá hàng hoá trong tương lai để bảo đảm lợi nhuận biên. 

Long Hedge được dùng khi công ty muốn mua nguồn nguyên liệu để sử dụng trong tương lai. Khi giá nguyên liệu trong tương lai tăng thì chi phí đầu vào sẽ tăng nhưng lợi nhuận từ Long Hegde sẽ bù đắp lại.

Short Hedge được dùng khi công ty muốn bán sản phẩm trong tương lai và chốt lại lợi nhuận biên. Khi giá sản phẩm trong tương lai giảm thì lợi nhuận từ Short Hedge sẽ bù đắp lại.

Về Đầu Cơ (Speculation)

Nhà đầu cơ thì không có ý định sở hửu sản phẩm thực tế mà chỉ muốn kiếm lợi từ việc chênh lệch giá. Đây là thành phần không thể thiếu trong thị trường phái sinh, khi nhà quản lý rủi ro thực hiện lệnh mua hoặc bán để tránh rủi ro biến động giá thì phải có lệnh bán hoặc mua đối ứng từ nhà đầu cơ thì mới tạo thanh khoản cho thị trường. 

Ngoài ra, suy nghĩ khác nhau về xu hướng trên thị trường nên các nhà đầu cơ sẽ có những quyết định mua/bán khác nhau tạo nên thanh khoản cho thị trường.

VD:

Vào tháng 3, một nhà đầu cơ cho rằng giá đậu nành sẽ tăng nên đã mua hợp đồng tương lai đậu nành đáo hạn tháng 5 với giá 9,60 USD / giạ. Mỗi lô (Lot) trong hợp đồng tương lai đậu nành có 5000 giạ và yêu cầu ký quỹ ban đầu là 3500 đô la. Để mở vị thế tương lai, 3500 đô la được ghi nợ từ tài khoản giao dịch của nhà đầu cơ và được giữ bởi sàn thanh toán bù trừ giao dịch.

Đến tháng 5, giá đậu nành đã tăng lên 10 đô la / giạ. Vì giá đã tăng 0,40 đô la cho mỗi giạ, nên nhà đầu cơ có thể thoát khỏi vị thế tương lai của mình với lợi nhuận là 0,40 đô la x 5000 giạ = 2000 đô la.

Lợi nhuận của nhà đầu cơ thu được là 57%







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.